Ngã tư 550 ở đâu?
Cầu vượt tại ngã tư 550 Dĩ An Bình Dương cho ô tô lưu thông qua cầu
Cầu vượt ngã tư 550 có tổng chiều dài 203,4m, giá trị xây dựng khoảng 115 tỉ đồng. Cầu được thiết kế vận tốc 60km/giờ, bề rộng toàn mặt cầu 16m, bề rộng xe chạy 14m. Cầu có kết cấu thép liên tục, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép, khẩu độ lớn nhất 40m (gồm 5 nhịp). Cầu có tuổi thọ theo thiết kế là 100 năm. Cầu có quy mô 4 làn xe, bắt đầu được xây dựng từ tháng 12-2021.
Ngã tư 550 nằm trên đường ĐT743 – một trong những ngã tư có mật độ phương tiện di chuyển dày đặc, là tuyến trọng điểm kết nối TP.Thuận An, TP.Dĩ An đến TP.Hồ Chí Minh. Việc đầu tư xây dựng cầu vượt sẽ bảo đảm tính kết nối, giảm kẹt xe, an toàn cho người tham gia giao thông.
Ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, cầu vượt ngã tư 550 là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh trong chiến lược xóa bỏ tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn. Chủ tịch UBND tỉnh kỳ vọng sau khi thông xe công trình này sẽ mang lại diện mạo mới cho tình hình giao thông ở khu vực này. Tạo tiền đề, động lực để tỉnh tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình tương tự ở những nút giao thông tiêu điểm khác trên địa bàn.
Đây là công trình thuộc tổng thể của dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT743, đoạn từ ngã tư Miếu Ông Cù (TP.Thuận An) đến nút giao Sóng Thần (TP.Hồ Chí Minh) có chiều dài hơn 12km. Công trình do Tổng Công ty Becamex IDC làm chủ đầu tư.
![nga tu 550 binh duong 5](https://spk.com.vn/wp-content/uploads/2023/02/nga-tu-550-binh-duong-5.jpg)
Lợi ích của cầu vượt ngã tư 550
Ngày 28-12, các ô tô đã bắt đầu được cho chạy qua cầu vượt thép tại ngã tư 550, nằm trên đường ĐT743 thuộc thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Cầu vượt thép ngã tư 550 là cầu vượt thép đầu tiên của Bình Dương. Cầu có quy mô 4 làn xe, bắt đầu được xây dựng từ tháng 12-2021, giá trị xây dựng khoảng 115 tỉ đồng.
Cầu có vận tốc thiết kế tối đa 60km/h, tuổi thọ theo thiết kế là 100 năm.
Ngã tư 550 là một trong những nút giao thông nổi tiếng với giới tài xế, do nằm trên trục giao thông huyết mạch vận chuyển hàng hóa từ các nhà máy của Bình Dương, TP.HCM cũng như cả vùng Đông Nam Bộ. Trước đây ngã tư 550 thường xuyên xảy ra kẹt xe vì quá tải phương tiện.
Việc xây dựng cầu vượt thép ngã tư 550 nhằm giảm kẹt xe, là công trình thuộc tổng thể của dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT743, đoạn từ ngã tư Miếu Ông Cù (thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương) đến nút giao Sóng Thần (TP.HCM) có chiều dài hơn 12km.
Dự án này do Tổng công ty Becamex IDC (vốn Nhà nước chi phối thuộc UBND tỉnh Bình Dương) làm chủ đầu tư.
Dự án nâng cấp mở rộng đường ĐT743 lên quy mô 6 làn xe có tổng vốn hơn 1.300 tỉ đồng. Dự án từng được làm lễ khởi công vào tháng 10-2015, nhưng do thủ tục đầu tư và giải phóng mặt bằng lâu nên gần đây mới từng bước bàn giao mặt bằng để thi công.
Để giải tỏa áp lực giao thông, trước mắt cầu vượt thép ngã tư 550 cho xe lưu thông, nhưng chưa làm lễ khánh thành vì dự kiến còn chờ để tổ chức cùng lượt với dự án nâng cấp mở rộng đường ĐT743.
![nga tu 550 binh duong 2](https://spk.com.vn/wp-content/uploads/2023/02/nga-tu-550-binh-duong-2-1030x773.jpg)
Cầu vượt ngã tư 550 là cây cầu có kết cấu thép chịu lực có khả năng chịu tải lực cộng hưởng khá cao. Cây cầu có tổng chiều dài 203m, mặt cầu rộng 16m với 4 làn xe và hệ thống dải phân cách cứng được đặt ở giữa cầu để phân làn giao thông. Cầu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật công trình giao thông cấp II, tải trọng HL 93, chịu được động đất cấp độ 7. Đại diện nhà thầu thi công cho biết, nếu xét theo điều kiện thời tiết, khí hậu và tình trạng giao thông hiện nay, cây cầu này có thể khai thác, sử dụng an toàn trong khoảng 100 năm.
![nga tu 550 binh duong 3](https://spk.com.vn/wp-content/uploads/2023/02/nga-tu-550-binh-duong-3-1030x773.jpg)
Hệ thống khung thép chịu lực của cầu cũng được nghiên cứu, bố trí khoa học, bảo đảm tính thẩm mỹ. Có mặt tại nút giao thông ngã tư 550 chiều ngày 5-12, phóng viên ghi nhận tình hình giao thông ở khu vực này đã trở nên ổn định hơn trước. Theo đó, với hệ thống phân làn mới theo tiêu chuẩn giao thông hiện đại, công trình cầu vượt ngã tư 550 dù chưa thông xe nhưng đã thổi vào một làn gió mới, góp phần giúp tình hình giao thông ở nút giao này trở nên thoáng đãng hơn. Cụ thể, sau khi hệ thống dải phân cách cứng và các biển báo, biển chỉ dẫn hướng lưu thông mới được gắn, các phương tiện giao thông đã di chuyển ổn định, trật tự. Tình trạng một số phương tiện giao thông phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn, chạy ngược chiều, sai hướng… đã giảm đáng kể.
![nga tu 550 binh duong 4](https://spk.com.vn/wp-content/uploads/2023/02/nga-tu-550-binh-duong-4-1030x773.jpg)
Giải pháp xóa ùn tắc hiệu quả của cầu vượt ngã tư 550
Chủ trương đầu tư xây dựng cầu vượt tại nút giao thông ngã tư 550 được tỉnh đưa ra trong bối cảnh hệ thống hạ tầng giao thông ở các đô thị phía nam của tỉnh đang gặp phải nhiều thách thức lớn. Theo đó, thiết kế hiện hữu của hệ thống hạ tầng giao thông đã không còn phù hợp, bảo đảm nhu cầu lưu thông của người và phương tiện. Việc đầu tư xây dựng các tuyến cầu vượt, hầm chui là hoàn toàn cần thiết. Và các công trình này cần được triển khai song hành, cùng thời điểm với các dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng các trục đường huyết mạch trên địa bàn để bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán.
Trong phiên họp thường kỳ UBND tỉnh mới đây, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, cầu vượt ngã tư 550 là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh trong chiến lược xóa bỏ tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn. Lãnh đạo tỉnh kỳ vọng sau khi thông xe công trình này sẽ mang lại diện mạo mới cho tình hình giao thông ở khu vực này. Tạo tiền đề, động lực để tỉnh tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình tương tự ở những nút giao thông tiêu điểm khác trên địa bàn.
Trước đó, HĐND tỉnh đã thông qua chủ trương đầu tư dự án tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên các tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn, ĐT746, ĐT747B và ĐT743, theo hình thức đối tác công tư (PPP) với tổng vốn đầu tư là 9.623 tỷ đồng. Theo đó, giai đoạn 2021-2030, ngoài cầu vượt ngã tư 550, tỉnh dự kiến sẽ xây dựng thêm 5 cầu vượt, 6 hầm chui trên tuyến chính, 15 hầm chui ngang, 28 cầu vượt dành cho người đi bộ, 7 đường gom dân sinh, duy tu sửa chữa mặt đường lớn bị sụt lồi, hằn lún. Giai đoạn 2021-2030, tỉnh cũng sẽ tập trung bố trí vốn cho các công trình trọng điểm, công trình có tính động lực và lan tỏa, như tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4,TP.Hồ Chí Minh, quốc lộ 13, đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, các dự án kết nối đô thị cũ với đô thị mới theo đề án thành phố thông minh.
Ngã tư 550 thúc đẩy kinh tế khởi sắc
Cầu vượt thép đầu tiên ở Bình Dương cũng được đưa vào sử dụng. Cầu được xây dựng tại ngã tư 550 (giao giữa đường ĐT743 và ĐT743B), nơi thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. Cầu dài hơn 200m, quy mô 4 làn xe, giá trị xây dựng khoảng 115 tỷ đồng.
Nút giao 550 là điểm kết nối nhiều khu công nghiệp trong tỉnh, là đầu mối giao thông tỏa đi Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh. “Việc thông xe cầu vượt thép đã làm thay đổi rõ rệt giao thông khu vực này”, ông Lê Văn Hòa (ngụ thành phố Thuận An) vui mừng nói.
Phấn khởi là tâm trạng chung của người dân và doanh nghiệp khi đường ĐT.746, đoạn từ ngã ba Tân Thành (huyện Bắc Tân Uyên) đến ngã ba Hội Nghĩa (thị xã Tân Uyên) được khởi công trong ngày cuối cùng của năm 2022, với chiều dài hơn 11km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Tuyến đường sẽ rút ngắn thời gian đi lại, vận chuyển hàng hóa tới sân bay Long Thành, cảng Thị Vải – Cái Mép, góp phần bảo đảm an toàn giao thông, phát triển kinh tế – xã hội, thu hút đầu tư của địa phương nói riêng và cả vùng nói chung.
Trong năm 2022, tỉnh Bình Dương cũng đồng loạt khởi công xây dựng nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, trong đó tiêu biểu có dự án BOT nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13. Quốc lộ 13 là trục giao thông xương sống kết nối tỉnh Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên với thành phố Hồ Chí Minh, có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương.
Nguồn: Báo Bình Dương