Song Long tranh châu

Trong truyền thuyết, Song Long (hay còn gọi là Hai con rồng) là một hình tượng đặc biệt, được miêu tả là sự hòa quyện giữa hai con rồng đồng thời tồn tại. Sự kết hợp giữa hai hình ảnh quyền uy và mạnh mẽ này mang đến một cảm giác mê hoặc và tà ác. Câu chuyện về Song Long đã được truyền tải qua nhiều thế kỷ và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa và truyền thống.

Lưỡng long tranh châu hay song long tranh châu là hình ảnh mô tả cuộc tranh giành viên Thanh Châu của 2 con Rồng (lưỡng long). Trong đó, viên Thanh Châu rực sáng ở giữa được ví như trung tâm của trời đất; còn 2 con Rồng là biểu thị cho sức mạnh cân bằng giữ 2 thái cực Âm – Dương. Hạt châu lại là biểu tượng của vũ trụ; nhiều nơi còn cho rằng ý nghĩa của hạt châu cũng như hình ảnh âm dương thái cực. Tượng trưng có cách vận hành, quy luật của vũ trụ. Chỉ sức mạnh âm dương chi phối vũ trụ một cách cân bằng; trong âm có dương, trong dương có âm.

Lưỡng long tranh châu có nguồn gốc từ rất xa xưa; hình ảnh bắt nguồn từ văn hóa trung hoa cổ đại. Khi đó người Việt Cổ đã sử dụng lưỡng long tranh châu cho các tầng lớp vua quan. Lưỡng long tranh châu là biểu tượng văn hóa tâm linh; được vua chúa ngày xưa sử dụng rất nhiều. Trên các bộ long bào của vua quan; ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh này. Đôi rồng được thêu rất tỉ mỉ xung quanh viên châu ráng rực rỡ. Thể hiện cho quyền uy và cao quý của tầng lớp cai trị xã hội phong kiến.

Chính vì vậy mà trong xã hội hiện đại ngày nay; nhiều người vẫn sử dụng những đồ vật có biểu hình ảnh song long tranh châu để thu hút công danh tài lộc; có được quyền cao chức trọng trong công việc và cuộc sống. Đặc biệt là những đồ vật dùng trong nội thất phong thủy như bộ bàn ghế; sập gụ; tranh gỗ phong thủy…Một số sản phẩm bình hoa; lọ gốm sứ thờ cúng cũng được tranh trí biểu tượng lưỡng long tranh châu.

song long hi chau

Theo văn hóa Trung Hoa, “Song Long hý châu” (còn gọi là “Lưỡng long tranh châu”) là một câu thành ngữ, ý nghĩa là hai con rồng đang vờn đùa một viên ngọc. Nhưng “Nhị long hý châu” không chỉ là một câu thành ngữ, nó thực sự là một loại biểu tượng văn hóa. Trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, chúng ta thường nhìn thấy biểu tượng văn hóa “Nhị long hý châu” này từ trang phục của hoàng đế, hội họa dân gian, cho đến các công trình kiến trúc, điêu khắc, múa rồng dân gian v.v.. Nhìn chung, ta có thể nhìn thấy biểu tượng văn hóa “Nhị long hý châu” này ở bất kỳ đâu trong dòng chảy văn hóa lâu dài của lịch sử Trung Quốc.

Biểu tượng văn hóa “Song Long hý châu” là thể hiện khái quát về văn hóa rồng của Trung Hoa. Văn hóa “Song Long hý châu” đã lưu truyền hàng nghìn năm trong lịch sử. Nói cách khác, trong quá trình phát triển và lưu truyền lại về sau trong văn hóa lịch sử dân tộc Trung Hoa, văn hóa “Nhị long hý châu” đã trở thành một tập tục di sản của văn hóa lịch sử dân tộc Trung Hoa, là một biểu tượng quan trọng của sự truyền thừa, thế tập (cha truyền con nối) của văn hóa lịch sử dân tộc Trung Hoa. Ngoài ra trong chữ “Tập” – 袭 trong từ “Thế tập” – 世袭 là có chữ “Long” 龙 ở bên trong để biểu hiện ý tứ cho sự kế tục này. Trong tiến trình lịch sử của một dân tộc, nếu một văn hóa có thể lưu truyền lâu dài cùng với sự phát triển của dân tộc đó, thì văn hóa đó nhất định không là đơn giản, ở trong đó nhất định phải có nội hàm văn hóa của dân tộc ấy. Như vậy, “Song Long hý châu” nhất định là thể hiện bao quát nội hàm văn hóa lịch sử thâm sâu của văn hoá Trung Hoa, vốn là một trong những nền văn minh lớn của nhân loại, đồng thời cũng là nền văn hoá duy nhất lưu truyền không bị đứt đoạn cho tới hôm nay.

Linh vật của dân tộc Trung Hoa là rồng, dân tộc Hoa Hạ sùng bái và tôn thờ rồng, văn hóa Trung Hoa là văn hóa rồng. Nếu văn hóa Trung Hoa đã là văn hóa rồng, vậy thì “Song Long hý châu” nhất định là biểu tượng đại biểu cho văn hóa rồng của dân tộc Trung Hoa, là chắt lọc của văn hóa rồng của dân tộc Trung Hoa, hoặc chí ít cũng là một hình tượng khái quát. Vậy thì “Song Long hý châu” rốt cuộc có nội hàm gì? Tại sao lại dùng biểu tượng “Lưỡng long” để biểu thị văn hóa rồng của Trung Hoa? “Lưỡng long” là chỉ hai con rồng nào? Hai con rồng này có gì khác biệt? Ngụ ý nội hàm của “tranh châu” ở đây là gì?

Kỳ thực “Lưỡng long” này là chỉ hai con rồng nước là Hoàng Hà và Trường Giang. Hoàng Hà là rồng vàng, Trường Giang là rồng đỏ. Hoàng Hà và Trường Giang là đại biểu cho hai loại văn hóa có tính chất khác nhau: văn hóa hoàng long màu vàng và văn hóa xích long màu đỏ.

Từ trên cao nhìn xuống lãnh thổ Trung Quốc, chỉ thấy trên vùng đất Trung Hoa có hai con sông lớn nằm trọn trong đó là sông Trường Giang và sông Hoàng Hà. Văn hóa Trung Quốc rất coi trọng long mạch, phân ra làm long mạch của núi và long mạch của sông, vậy thì hiển nhiên rằng, Hoàng Hà và Trường Giang là hai dòng long mạch, hai dòng thủy long của dân tộc Trung Hoa. Hai dòng long mạch này cũng giống như những huyết mạch văn hóa, là kiến chứng và ghi chép truyền thừa văn hóa dân tộc qua các thế hệ người Trung Quốc, là một thể hiện mang tính hình tượng cho văn hóa lịch sử của dân tộc Trung Hoa.

Hoàng Hà và Trường Giang là thể hiện hình tượng của hai loại văn hóa rồng khác nhau. Sông Hoàng Hà vì sao gọi là hà? Sông Trường Giang vì sao gọi là giang? Hơn nữa, chỉ có tại Trung Quốc thì từ “giang” mới được dùng để làm định danh cho các con sông. Điều này nói rõ một điều rằng: nội hàm văn hóa của Hoàng Hà và Trường Giang là khác biệt, không giống nhau. Nếu Hoàng Hà và Trường Giang là hai con rồng, nếu văn hóa rồng của Trung Hoa là văn hóa “Nhị long”, vậy thì Hoàng Hà, Trường Giang cũng là thể hiện mang tính hình tượng của hai loại văn hóa rồng khác nhau của dân tộc Trung Hoa. Đó chính là hàm ý của từ “Nhị long”.

Vì ý nghĩa đó nên hàm nghĩa của “hý châu” chính là: lịch sử giống như một vở kịch lớn, hai nền văn hóa khác nhau đại diện cho hai con rồng – sông Hoàng Hà và sông Trường Giang liên tục thay nhau trình diễn trên vũ đài lịch sử của dân tộc Trung Hoa, đây là biểu hiện và giao phong [đối đầu] của hai loại văn hóa khác nhau, liên tục thu hút sự chú ý của con người thế gian. Đây chính là nội hàm của “hý châu” (từ “hý” – 戏 trong tiếng Hán có nghĩa là nô đùa, bỡn cợt).

Vậy nên nội hàm của “Nhị long hý châu” chính là chỉ vũ đài lịch sử của dân tộc Trung Hoa, luôn luôn có hai con rồng khác nhau: Rồng Hoàng Hà và Rồng Trường Giang, tức là từ xưa tới nay vẫn luôn có có hai loại văn hóa có tính chất khác nhau được truyền thừa trong văn hoá của dân tộc Trung hoa; con người trong các thời đại đều có tiếp xúc với hai loại văn hóa có tính chất khác nhau này. Hoàng Hà được gọi là hà, Trường Giang được gọi là giang; dân tộc Trung Hoa có hai vị tổ tiên là Hoàng Đế và Viêm Đế; trong quan niệm tư tưởng của con người từ cổ xưa đến nay đều đặt định văn hóa phân biệt thế nào là người tốt, thế nào là người xấu; Đạo gia nói về âm dương; Phật gia nói về thiện ác. Những điều trên, thực tế đều quy về một mối, đều là thể hiện của hai loại văn hóa có đặc tính khác nhau. Bộ phận bên dưới của chữ Văn “文” – “乄” trong từ “văn hóa” [với hai nét chéo nhau] cũng chính là thể hiện sự đối đầu của hai loại văn hóa này.

Vậy thì sông Hoàng Hà và sông Trường Giang tượng trưng cho hai con rồng khác nhau như thế nào? Hai con rồng này đại biểu và thể hiện cho hai loại văn hóa khác nhau như thế nào? Lịch sử đặt định, truyền thừa hai loại văn hóa khác nhau này là có dụng ý gì? Việc phân biệt và nhận thức về hai loại văn hóa khác nhau này có ý nghĩa thực tế như thế nào đối với chúng ta hôm nay? Đây chính là nội dung mà bài viết cần đàm luận và giải đáp.

Để làm rõ nội hàm văn hóa của Trường Giang và Hoàng Hà, đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ hai con rồng Trường Giang và Hoàng Hà khác nhau như thế nào. Vậy nên, trước tiên chúng ta hãy cùng nói về hình dạng của sông Trường Giang và sông Hoàng Hà.

Theo một thuyết khác, Song Long Tranh Châu diện cho hai con rồng đang chơi hoặc cướp một hạt lửa. Nguồn gốc của hình tượng này xuất phát từ sơ đồ hành tinh trong thiên văn học, và còn liên quan đến hình ảnh quả cầu lửa được phát triển từ mặt trăng.

Từ thời kỳ Tây Hán, hình ảnh Song Long Tranh Châu đã trở thành một mô hình trang trí phổ biến trong các lễ hội và những dịp tốt lành. Chúng thường xuất hiện trong các bức tranh kiến trúc, trang trí tàu cao quý và sang trọng, mang đến sự động lực và sống động cho không gian trang trí.

Với hình dáng đôi rồng tùy theo diện tích trang trí, nếu khu vực lớn, hai con rồng thường được bố trí đối xứng hai bên trái và phải, trong tư thế rồng đi. Trong trường hợp không gian hạn chế hơn, hình vuông hoặc hình tròn, hai con rồng có thể xếp chéo lên nhau, với rồng xuôi ở phía trên và rồng chầu ở phía dưới. Tuy nhiên, bất kể sự sắp xếp nào, điểm đặc biệt là các hạt lửa luôn nằm ở giữa hai con rồng, tạo ra cảm giác sôi nổi và sinh động cho tác phẩm nghệ thuật.

Song Long Tranh Châu không chỉ là biểu tượng văn hóa quan trọng của người Trung Quốc, mà còn mang ý nghĩa tốt lành và may mắn. Hình ảnh này thường được sử dụng trong các dịp lễ hội và cúng tế, thể hiện lòng biết ơn và cầu nguyện cho sự sung túc và an lành. Ngoài ra, Shuanglong Xizhu cũng thể hiện tinh thần hòa hợp và cân bằng giữa các yếu tố đối lập, đồng thời đại diện cho sự đoàn kết và sự thống nhất.

Trong nghệ thuật và truyền thống Trung Quốc, Song Long Tranh Châu là một biểu tượng quý giá, đánh dấu sự hòa quyện và mạnh mẽ của hai con rồng, tạo nên những tác phẩm trang trí tuyệt đẹp và đậm tính nghệ thuật. Sự hiện diện của Song Long Tranh Châu cũng góp phần làm phong phú và đa dạng hóa di sản văn hóa của dân tộc Trung Hoa, đi vào lòng người qua thời gian và không ngừng lan tỏa điều tốt lành và niềm vui.

Con Rồng - Biểu Tượng Văn Hóa Truyền Thống và Sức Mạnh Phương Đông

con rong

Giới thiệu về Con Rồng

Con Rồng (Dragon) là một biểu tượng quan trọng và đặc trưng của văn hóa Trung Quốc từ hàng ngàn năm qua. Trong truyền thuyết cổ xưa, Rồng là loài sinh vật thần thoại, biểu tượng cho sức mạnh, uy quyền và may mắn. Con Rồng đã chơi một vai trò to lớn trong văn hóa và lịch sử của Trung Quốc, từ triều đại cổ đại đến hiện đại.

Ý nghĩa và Tượng trưng của Con Rồng

Con Rồng là biểu tượng của quyền uy, địa vị và thế lực. Trong lịch sử Trung Quốc, ba vị hoàng đế và ngũ hoàng thời cổ đại đều lấy Rồng làm vật tổ của mình, chứng tỏ tầm quan trọng của loài Rồng trong tư tưởng và tôn giáo dân gian.

Ngoài ra, Con Rồng cũng là biểu tượng của sức mạnh, bất khả xâm phạm và kiên định. Rồng được xem như thần linh kiểm soát thời tiết và các yếu tố tự nhiên, làm đều hòa thiên nhiên và giữ cho cuộc sống êm ả, hòa hợp.

Con Rồng trong Mỹ thuật và Kiến trúc

Hình tượng Rồng xuất hiện rất phong phú trong nghệ thuật Trung Quốc. Tranh đôi Rồng chầu châu hay Rồng đấu Phượng thường xuất hiện trong các kiến trúc và trang trí tàu cao quý và sang trọng, thể hiện sự cao quý và quyền lực của chủ nhân.

Con Rồng trong Múa rồng truyền thống

Múa rồng chơi rồng, hay còn gọi là Song Long Hí Châu, là một hình thức biểu diễn múa rồng phổ biến trong các lễ hội và dịp kỷ niệm tại Trung Quốc. Hai con rồng đua nhau chơi đùa với viên ngọc Hí Châu, thể hiện tinh thần đoàn kết và hiệp thông của con người, cũng như mong muốn cuộc sống hạnh phúc và tài lộc dồi dào.

Con Rồng trong Văn hóa Đương đại

Dù đã bước vào thế kỷ 21, hình tượng Rồng vẫn tiếp tục xuất hiện và gắn bó mật thiết với văn hóa Trung Quốc. Con Rồng được sử dụng trong các bộ phim, chương trình truyền hình và trò chơi điện tử, thể hiện tinh thần dũng mãnh và quyết tâm của con người.

Con Rồng là một biểu tượng quan trọng trong văn hóa Trung Quốc, thể hiện sự tôn trọng với thiên nhiên, lòng kiêu hãnh của dân tộc và lòng yêu thương cuộc sống. Từ truyền thuyết cổ xưa đến múa rồng chơi rồng truyền thống, Rồng vẫn luôn gắn liền với những giá trị văn hóa và tâm hồn của người Trung Quốc. Một lần nữa, Con Rồng chứng tỏ sức mạnh vượt thời gian và vẻ đẹp tinh tế trong tâm hồn dân tộc Trung Quốc.

Con thuồng luồng trong truyền thuyết dân gian

con thuong luong

Bạn đã từng nghe đến con thuồng luồng trong truyền thuyết dân gian? Loài sinh vật kỳ quái này xuất hiện trong nhiều câu chuyện và huyền thoại của người Việt, mang trong mình sức mạnh tự nhiên vô cùng mạnh mẽ và bí ẩn.

Thuồng luồng là gì?

Thuồng luồng, hay còn gọi là giao long, là một loại sinh vật không có thật, xuất hiện trong nhiều văn bản cổ và truyện dân gian của người Việt. Chúng thường được miêu tả như một sinh vật có hình dạng giống rồng và rắn, thường rất to lớn và sừng như rồng. Con thuồng luồng sống ở những vùng nước lớn và thường được coi là nguyên mẫu của các loài thủy quái trong văn hóa dân gian.

Thần thoại và vai trò của thuồng luồng

Trong truyền thuyết, thuồng luồng thường có hai chiều hướng. Một là thuồng luồng gây hại và làm hại người dân, gây ra những thảm họa tự nhiên như hạn hán hay chìm tàu thuyền. Người dân thường sợ hãi và tìm cách đánh lừa thuồng luồng bằng cách vẽ hình thủy quái trên người để tránh bị tấn công.

Mặt khác, thuồng luồng cũng được coi là hiện thân của những vị thần thủy tề hoặc thần linh trong truyền thuyết. Chúng thể hiện sức mạnh tự nhiên vô cùng mạnh mẽ và thần bí. Trong một số câu chuyện, thuồng luồng có thể thử thách lòng người và trừng phạt những kẻ bất lương.

Ý nghĩa văn hóa và tôn giáo

Thuồng luồng không chỉ là một sinh vật tưởng tượng trong truyền thuyết, mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về sức mạnh tự nhiên và tôn trọng thiên nhiên trong văn hóa và tôn giáo của người Việt. Câu chuyện về thuồng luồng thường nhấn mạnh sự kì diệu và bất ngờ của cuộc sống, đồng thời cảnh báo về việc không nên phá rừng phá nước, vi phạm quy luật tự nhiên.

Con thuồng luồng trong truyền thuyết dân gian của người Việt mang trong mình sức mạnh và bí ẩn từ huyền thoại. Dù là sinh vật không có thật, nhưng câu chuyện về thuồng luồng là một phần quan trọng trong văn hóa và truyền thống dân gian, mang đến những giá trị văn hóa và tôn giáo đáng quý.

Giao Long - Thuồng Luồng hóa Rồng

Dựa trên truyện Mao Sơn Tróc Quỷ Nhân để miêu tả Giao Long hóa Rồng.

Đột nhiên một tiếng nổ thật lớn từ ngoài của sổ truyền đến. Mọi người bị âm thanh đó thu hút, quay đầu lại nhìn vào một chỗ, chỉ thấy dòng sông bên dưới vách núi có một cột nước cao khoảng mười mấy mét từ đâu bắn lên cao, sau đó chậm rãi rơi xuống.

“Uy lực lớn như vậy, có phải là TNT không?”

“Giao long xuất hiện rồi!”

“Giao long? Giao long là gì?” 

Chợt “Ầm” một tiếng, một cột nước còn cao hơn trước kia phóng thẳng lên trời, khiến mặt đất rung chuyển.

“Ôi trời ơi, động đất à?”

Cột nước này cực lớn, xoay tròn ở phía trước xe hơn chục mét, không ngừng va một cây cầu, phát ra một tràng âm thanh kinh thiên động địa.

Tất cả mọi người đều sợ hãi, miệng hô to “Là rồng “, “Chân Long thăng thiên”…

Ở chính giữa cột nước cực lớn kia có một âm thanh của một loài dã thú đang không ngừng gào thét, khiến mực nước dưới sông cũng không ngừng cao thêm tới mấy mét.

Không bao lâu sau, chỉ nghe một tiếng nổ mạnh mẽ khiến cây cầu đá trên sông vỡ tung tóe, cột nước mạnh mẽ hạ xuống, mực nước mới nãy tăng lên cũng hạ theo, mọi người liền kinh ngạc phát hiện ra cây cầu duy nhất… đã bị phá hủy, khắp nơi đều là đá vỡ, chỉ còn sót lại một chân cầu không hoàn chỉnh vẫn đứng sừng sững ở đó.

Tiểu Mã nén không được tò mò, hỏi Đàm Tiểu Tuệ: “Tiểu Tuệ tỷ, rốt cuộc nó là loài ì?” 

Đàm Tiểu Tuệ nhìn nước sông chảy xiết nói: “Các anh chưa từng nghe truyền thuyết về Giao long sao? Có những con đại xà tu luyện ở sâu trong vùng núi, vào lúc mưa lớn sẽ xuôi theo dòng nước lũ, di chuyển trên trăm dặm, nếu như trên đường đi không làm hại đến mạng người và hoa màu thì có thể sẽ độ kiếp thành công, trở thành loài rồng!”

Cô vừa nói vừa chỉ vào hai bên bờ sông cạn nước: “Các anh nhìn những dấu vết dưới mặt đất này đây, đây là dấu vết mà nó bò qua, khi nước chảy sẽ trở nên rõ ràng hơn… Ơ mà tại sao lại có hai dấu vết?”. Đàm Tiểu Tuệ kinh ngạc nói: “Chẳng lẽ có hai con rắn cùng nhau độ kiếp?” 

“Thì là có hai con chứ sao!”. Tiểu Mã nói: “Không thể tin được, chẳng lẽ trên đời này sthực sự có rồng?”

Diệp Thiếu Dương nói: “Tôi nói lại cho cậu một lần nữa, rồng có thật. Nhưng loại Giao long này không thể hóa rồng. Tuy tôi không hiểu nhưng mới nghe thôi cũng đã biết đây chính là yêu xà độ kiếp, một khi thành công chúng sẽ trở thành yêu tiên. Nhưng…”. Hắn nhìn dấu vết hai bên bờ sông, âm thầm nói: “Hai con yêu xà cùng độ kiếp một chỗ thật đúng là hiếm thấy.”

“Yêu tiên…”. Tiểu Mã kinh ngạc ngẩn người “Rất trâu bò có phải không?”

“Dĩ nhiên, trở thành yêu tiên hưởng thụ đãi ngộ của Địa tiên, đến Diêm Vương cũng không quản được.”

Tiểu Mã: “Nói vậy chúng còn lợi hại hơn Thất bà bà nữa hả? Tôi nhớ cậu đã nói nó chỉ là yêu linh.”

Diệp Thiếu Dương lắc đầu: “Cái này không có liên quan gì đến tu vi, Thất bà bà là yêu quái tu tà, vĩnh viễn không thể thành yêu tiên, chỉ có yêu quái tu chánh mới có thể độ kiếp trở thành yêu tiên. Thế nhưng tu tà lại dễ hơn là tu chánh, cho nên Thất bà bà hấp thu tà khí nhiều năm như vậy, tu vi không thua kém gì yêu tiên đâu!”

Ba người vừa đi dọc theo bờ sông, Đàm Tiểu Tuệ vừa giới thiệu con sông này gọi là sông Thanh Long, đầu nguồn ở trên núi, chảy xuôi xuống dưới. Lúc trước đã từng có truyền thuyết về giao long, cho nên hai con yêu xà rất có khả năng đã trốn trong núi tu luyện đến một tu vi nhất định rồi mới cùng nhau độ kiếp.

Đi từ xế chiều tới tận lúc trời tối, ba người mới sắp ra khỏi rừng, họ nhìn thấy nước sông càng ngày chảy càng xiết hơn, lưu lượng vô cùng lớn. May mà trên bờ sông người ta đã xây đê đập che chắn cẩn thận.

Ba người đang bò lên trên đê thì đột nhiên một tia chớp từ trên cao lóe lên, sau đó là một tiếng sấm ầm ầm vang dội.

“Trời lại muốn mưa sao?”. Tiểu Mã lo lắng tự hỏi, đây là vùng núi hoang vu, nhỡ trời mưa to thì lấy đâu ra chỗ trú.

Diệp Thiếu Dương lắc đầu, nhìn mặt sông đang gầm thét, nói: “Đây là do yêu xà độ kiếp, cũng thật khéo hai lần đều gặp được chúng, chẳng lẽ là có cơ duyên?”. Hắn liền nhanh chân đi đến một chỗ đê cao, phía dưới nước sông cuồn cuộn, có thể thấy cách khoảng mười giây lại có một tia sét đánh xuống mặt nước, trong dòng nước cuốn lên cao có bốn đôi mắt màu xanh biếc sáng như đèn lồng lúc ẩn lúc hiện.

Tiểu Mã biết đó là mắt của yêu xà, hỏi Diệp Thiếu Dương, lập tức bị dọa cho vãi đái: “Con mắt to như vậy thì con rắn phải to như nào?”

Sét đánh càng lúc càng nhiều hơn, nước sông cũng bốc lên càng ngày càng cao, từng con sóng lớn đập ầm ầm vào trên đê. Tiểu Mã cảm giác mặt đất đang rung động, khẩn trương nói: “Tiểu Diệp tử, chúng ta đứng xa ra một chút được không, nếu còn đứng đây, chúng ta không bị sét đánh chết cũng sẽ bị sóng cuốn trôi mất!”.

“Cậu đi trước đi, tôi còn phải làm một việc.”. Diệp Thiếu Dương nói xong, ánh mắt lấp lánh nhìn mặt sông, cắn chót lưỡi, vẽ một tờ linh phù, cầm trong tay, sẵn sàng chuẩn bị hành động.

“Đây là phù gì vậy?”. Tiểu Mã hỏi.

“Phong yêu phù.”. Diệp Thiếu Dương lẩm bẩm nói, hít sâu một hơi, tuy nói Thiên sư Mao Sơn có tư cách thay trời phong ấn yêu thế nhưng hắn chưa từng làm việc này bao giờ, đến cả sư phụ Thanh Vân Tử của hắn cũng chưa từng làm, mà sách cổ cũng chỉ nhắc tới thời điểm chủ chốt nhất khi thiên kiếp đến mới có thể phong ấn yêu. Nghĩ vậy, trong lòng Diệp Thiếu Dương cũng có chút khẩn trương, nhỡ không thành thì ai biết sẽ có hậu quả gì?

Một lát sau, hắn nhìn thấy mỗi lần tia chớp đánh xuống thì lại có hai thân thể cực lớn từ dưới nước cuốn vào cùng một chỗ, muốn bay lên trên, có điều lại bị sấm sét đánh rơi xuống nước.

Tần suất bị đánh càng lúc càng nhanh dần, thế nhưng hai con thủy xà vẫn cứ cuốn vào nhau, bay lên rồi lại rơi xuống, cứ như vậy cho đến khi bị sấm sét đánh thương tích đầy mình cũng không chịu bỏ cuộc.

Máu tươi trên người chúng chảy xuống nhuộm đỏ cả nước sông, theo bọt nước bốc lên, khiến một mùi máu tươi tanh nồng xông vào mũi ba người.

“Hai con yêu xà này đang giúp đỡ cho nhau, thật là có tình có nghĩa.”. Diệp Thiếu Dương thì thào nói.

Sấm sét nổ vang, sóng lớn ngập trời, hai con xà tinh không ngừng gào thét, không ngừng đập cánh, cũng không ngừng rơi xuống.

“Ôi đệt mợ, Titanic ngoài đời thực a…”. Tiểu Mã sợ mức đến quỳ rạp xuống đất, không dám cử động.

Diệp Thiếu Dương cũng chưa từng nhìn thấy cảnh tượng nào hoành tráng như thế, chỉ mờ mịt đứng chôn chân tại chỗ, chăm chú nắm chặt Phong yêu phù, trốn sau một tảng đá lớn, không ngừng hít sâu, điều chỉnh tâm tình, tự khuyên nhủ mình phải tĩnh tâm một chút.

Cách đó không xa, sấm sét càng ngày càng lớn dần và không ngừng đánh vào hai con yêu xà. Hai con yêu xà ban đầu vẫn còn có thể ngẩng đầu chống cự, càng về sau càng đuối sức hẳn, chỉ có thể lượn lờ trong mặt nước, chật vật né tránh công kích của sấm sét.

Nước sông tự động tách ra, có thể nhìn thấy rõ chân thân của hai con yêu xà: Một con trắng toát, một con xanh biếc, thân mình ba người ôm không hết, da thịt trên người bị sét đánh bong tróc, máu huyết nhễ nhại, miệng không ngừng kêu rên khiến kẻ khác không đành lòng nhìn.

“Hình như bọn chúng không chịu nổi nữa rồi…”. Đàm Tiểu Tuệ lo lắng nói: “Không còn chút ý chí chiến đấu…”

Diệp Thiếu Dương cũng hiểu một điểm rất quan trọng: Nếu như hai con yêu xà này độ kiếp thất bại, miễn cưỡng sống sót, lúc đó bọn chúng sẽ mất hết tu vi, tu vi ngàn năm sẽ bị hủy hoại chỉ trong phút chốc.

“Tiểu Diệp tử, xuất thủ đi, sao cậu còn chưa ra tay?”. Tiểu Mã thấy hai con yêu xà càng ngày càng chật vật, không nhịn được nhắc nhở Diệp Thiếu Dương.

“Chưa tới lúc…”. Diệp Thiếu Dương cũng rất khẩn trương, mặc dù hắn không quen biết gì hai con yêu xà này thế nhưng bọn chúng cũng đã tu luyện nghìn năm, lại chưa từng hại người bao giờ, hôm nay trải qua độ kiếp tạo hóa khó khăn như thế, hắn cũng không đành lòng nhìn thấy bọn chúng thất bại, có điều hiện giờ hắn không thể giúp được gì cho bọn chúng, chuyện lịch kiếp này chỉ có dựa vào chính bản thân bọn chúng mà thôi.

Hai con yêu xà giãy giụa càng lúc càng yếu dần, lặn xuống nước, trốn sự truy kích của sấm sét, thế nhưng sấm sét vẫn không buông tha cho bọn chúng, trực tiếp phóng xuống chẻ đôi mặt nước, nhắm chính xác vào thân thể bọn chúng. Mấy phút sau, hai con yêu xà dường như hấp hối, động tác chậm dần, chậm dần…

“Thôi xong…” Tiểu Mã thất vọng thì thào nói.

Diệp Thiếu Dương thở dài, không đành lòng nhìn bọn chúng gặp kết cục bi thảm, đứng lên, xoay người chuẩn bị rời đi.

Đúng lúc này, phía sau đột nhiên truyền đến hai tiếng gào thét rung trời lở đất, Diệp Thiếu Dương lập tức quay đầu lại, chỉ thấy một cột nước phóng lên cao kẹp hai con yêu xà ở chính giữa, một luồng sấm sét đánh thẳng xuống chính giữa cột nước khiến cột nước lập tức vỡ từng mảng tán loạn, thế nhưng hai con yêu xà vẫn cứng rắn chống chọi không muốn cột nước rơi xuống.

Tiếng sấm cuồn cuộn vang vọng đất trời, trên không trung không ngừng có thêm nhiều luồng sét nữa đánh thẳng xuống cột nước, hai con yêu xà vẫn kiên trì không rời khỏi cột nước, đưa thân thể của mình ra chống chọi với sấm sét cửu thiên, không tiếc da thịt toàn thân mình bong tróc chảy máu.

Bọn chúng dường như đang cố chấp với một tín niệm nào đó trong lòng, vì vậy đã gắng sức tập hợp yêu lực toàn thân, đối đầu với thiên uy của trời đất…

Năm giây, mười giây, một phút trôi qua…

Đúng lúc hai con yêu xà cảm thấy không chống đỡ được nữa thì một lá tử sắc phù từ đâu bay vụt lên không trung, đồng thời ở cách đó không xa vang lên một giọng nói tuy không lớn nhưng mạnh mẽ như đang xuyên thấu trời đất: “Thiên địa đại pháp, vạn vật hữu linh; long đằng vu dã, phong lôi thụ mệnh; càn khôn vô cực, hàng định thiên nhất; đại thiên phong yêu, đến sinh xá lệnh, Thái Ất thiên tôn, cấp cấp như luật lệnh!”

Lá tử sắc phù lập tức phát ra quang mang chói mắt rồi bay thẳng vào trong luồng sấm sét, nhất thời hình thành một chùm sáng ngăn cản uy lực của sấm sét. Tuy rằng chỉ ngăn được trong nháy mắt nhưng vẫn khiến cho hai con yêu xà có thời gian để thở, phục hồi lại được một chút yêu lực, sau đó mạnh mẽ đâm vào luồng sấm sét, xông thẳng lên trời.

Sấm sét nhanh chóng biến mất, mặt sông lập tức trở nên tĩnh lặng, cơ hồ mực nước đã giảm xuống vài mét, qua một phút sau, một trận gió xoáy thổi qua, từ phía bờ sông xuất hiện hai bóng người một nam một nữ, một người mặc áo xanh, một người mặc áo trắng, cả hai đều vận trang phục cổ trang, hình hài giống nhau như đúc, dáng vẻ trông giống như thiếu niên mười sáu, mười bảy tuổi. Hai người họ nhìn nhau, trong ánh mắt đều lộ ra vẻ vui sướng.

“Ca ca, thành công rồi!”. Thiếu nữ mặc áo trắng kích động nói.

Thiếu niên mặc áo xanh lẳng lặng gật đầu, trong ánh mắt cũng tràn đầy sự kích động, thế nhưng ánh mắt của cậu không có sự hoạt bát như thiếu nữ mà là biểu hiện một thần thái cao ngạo lạnh lùng, cậu giang rộng hai cánh tay như muốn ôm trọn trời xanh, hít một hơi thật sâu, nói: “Một ngàn năm, cuối cùng chúng ta cũng đã thành người…”

Thiếu nữ lập tức nhìn qua bờ sông, nói rằng: “Tại thời điểm then chốt nhất, có người đã giúp chúng ta….”

Hai người liếc mắt nhìn nhau, phi thân lên, đáp xuống ven bờ, nhìn xung quanh một lượt, không thấy bóng dáng ai.