Địa lý Phường Tấn Phước Khánh

Phường Tân Phước Khánh, Thành phố Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương thuộc Vùng Đông Nam Bộ. Trụ sở UBND tại khu phố Khánh Hòa. 

Phường Tân Phước Khánh được chia thành 8 khu phố: Bình Hòa 1, Bình Hòa 2, Khánh Hòa, Khánh Hội, Khánh Long, Khánh Lộc, Khánh Lợi, Khánh Thạnh.

Phường Tân Phước Khánh nằm ở phía tây nam thành phố Tân Uyên, có địa giới hành chính:

Phía đông giáp phường Thái Hòa

Phía tây giáp thành phố Thủ Dầu Một

Phía nam giáp thành phố Thuận An

Phía bắc giáp phường Tân Vĩnh Hiệp và phường Khánh Bình.

Phường Tân Phước Khánh có diện tích 10,18 km², dân số năm 2021 là 62.778 người, mật độ dân số đạt 6.167 người/km².

tan phuoc khanh

Lịch sử phường Tân Phước Khánh

Sau năm 1975, Tân Phước Khánh là một xã thuộc huyện Châu Thành cũ.

Ngày 11 tháng 3 năm 1977, huyện Châu Thành giải thể, xã Tân Phước Khánh chuyển sang trực thuộc huyện Tân Uyên.

Ngày 28 tháng 5 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 54-CP. Theo đó, chuyển xã Tân Phước Khánh thành thị trấn Tân Phước Khánh.

Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP về việc thành lập hai thị xã Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương. Theo đó, thành lập phường Tân Phước Khánh thuộc thị xã Tân Uyên trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Tân Phước Khánh.

Sau khi thành lập, phường Tân Phước Khánh có 1.013,75 ha diện tích tự nhiên, dân số là 28.062 người.

Kinh tế phường Tân Phước Khánh và thành phố Tân Uyên

Tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn phường có 3.707 hộ thường trú với 17.519 khẩu; 1.866 hộ tạm trú với 18.294 khẩu. 

Năm 2016, phường có 365 công ty; chi nhánh công ty, doanh nghiệp đang hoạt động tăng 4 công ty so với năm 2015; có 367 cơ sở cho thuê lưu trú với 5.120 phòng cho thuê. 

Với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh, công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng luôn được phường chú trọng. Cụ thể, tính riêng năm 2016, 8 khu phố trên địa bàn phường đã vận động nhân dân sửa chữa, nâng cấp bê tông xi măng 4 tuyến đường với tổng chiều dài khoảng 549m (tổng kinh phí 426 triệu đồng); hoàn thành việc lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại ngã tư Đài Chiến Thắng; sửa chữa các tuyến ĐT746, ĐH403 và ĐH417 và nạo vét mương, cống thoát nước tại các điểm ngập trên tuyến đường ĐT746, ĐH417, tuyến ĐH402 (dự án do thị xã đầu tư). Lĩnh vực xây dựng cơ bản được quan tâm thực hiện đạt hiệu quả. 

Các dự án do UBND phường làm chủ đầu tư như thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng tuyến đường Tân Phước Khánh 28 gồm ĐH402 đến ĐH417 với tổng kinh phí 2,99 tỷ đồng, hiện đã giải ngân được 2,8 tỷ đồng, đạt 97%; hoàn thành gia cố công trình và đưa vào sử dụng mương bờ kè cống cầu Xéo, dài 12m; tổng kinh phí trên 55 triệu đồng.

Ông Trần Văn Lân, người dân sống ở phường Tân Phước Khánh cho biết, từ một địa phương phát triển bằng nông nghiệp, đến nay, Tân Uyên đã khác khi công nghiệp, dịch vụ, và nhất là đô thị phát triển nhanh.

Những năm qua, hạ tầng giao thông thị xã Tân Uyên đã được nâng cấp với nhiều tuyến đường nhựa, thông thoáng. Các con hẻm cũng được người dân đóng góp mở rộng, khang trang, sạch đẹp.

“Khi Tân Uyên lên thành phố, chắc chắn gương mặt đô thị sẽ có nhiều đổi mới hơn nữa nên người dân rất vui mừng”, ông Lân nói.

Ông Nguyễn Tấn Thy, Chủ tịch UBND phường Phú Chánh kể, đã có nhiều cá nhân mạnh dạn hiến đất và góp công để thực hiện những các công trình giao thông. Công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn phường gặp nhiều thuận lợi vì đa số người dân mong muốn độ thị phát triển nhanh.

Những năm qua, Phú Chánh đầu tư nhiều công trình. Nhiều khu dân cư được tư nhân đầu tư nhằm thu hút người dân đến sinh sống. Phường Phú Chánh có 3 trường học, đáp ứng đủ nhu cầu học tập của con em trên địa bàn.

Theo ông Đoàn Hồng Tươi, Chủ tịch UBND thị xã Tân Uyên, chương trình phát triển đô thị thị xã Tân Uyên giai đoạn 2021 – 2025 là một trong những chương trình đột phá khi thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ 12 của thị xã Tân Uyên.

Việc thị xã Tây Uyên trở thành thành phố trực thuộc tỉnh là bước đệm vững chắc để địa phương đạt chuẩn đô thị loại 2 trước năm 2025, góp phần quan trọng để tỉnh Bình Dương thực hiện nâng cấp đô thị theo đúng lộ trình đề ra.

Ông Tươi cho biết, mỗi năm, thị xã Tân Uyên xây dựng một chuyên đề riêng. Năm 2023, thị xã Tân Uyên đưa ra chuyên đề lập lại trật tự quản lý đô thị. Thị xã Tân Uyên cũng kêu gọi xã hội hóa, thực hiện bê tông hóa các tuyến đường ngõ, hẻm. Các ngõ, hẻm đã có bê tông rồi phải đầu tư hệ thống chiếu sáng.

Gắn liền với tiêu chí đô thị loại 2 là phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng an sinh xã hội một cách đồng bộ mà Tân Uyên phải đạt được trong năm 2023 này. “Cho đến nay, thị xã Tan Uyên đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí đô thị loại 2. Thế nhưng, chúng tôi vẫn muốn làm sao có một đô thị khang trang hơn, sạch sẽ hơn”, ông Tươi nói.

Nhờ lợi thế nằm liền kề thành phố mới Bình Dương, Tân Uyên thừa hưởng nền tảng hạ tầng hiện đại, kết nối nội tỉnh, liên vùng thuận tiện. Vì vậy, Tân Uyên được xác định là đô thị, dịch vụ, thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có vai trò thúc đẩy sự phát triển xã hội của tỉnh và vùng lân cận.

Đình Bưng Cù

Đình Bưng Cù tọa lạc tại khu phố Khánh Long, Phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, được xây dựng vào khoảng năm 1850 bởi lớp cư dân đầu tiên đến vùng đất này lập nghiệp. Đây là nơi có ý nghĩa đặc biệt trong việc gắn kết cộng đồng, cùng nhau chinh phục hoàn cảnh khắc nghiệt của vùng đất phương Nam và chống giặc ngoại xâm. 

Với mục đích, ý nghĩa đó, ngày 19 tháng 11 năm Tự Đức thứ 5 (1852), vua Tự Đức đã ban sắc phong “công nhận ngôi đình và phong tước hiệu cho thần Thành Hoàng” để nhân dân thờ tự. Ngôi đình này là nơi hình thành và phát triển môn võ cổ truyền Tân Khánh – Bà Trà còn lưu truyền đến tận ngày nay.

Đình thần Bưng Cù có nhiều tên gọi, mỗi tên gọi của đình đều bắt nguồn từ những nguyên do riêng và gắn liền với những giai đoạn lịch sử.

– Miễu Ông Cù: Tên gọi này vẫn còn rất phổ biến và nó trở thành một mốc địa danh để xác định vị trí địa lý vùng Tân Phước Khánh, Bình Chuẩn, Thái Hòa. Trước kia đình chỉ là một ngôi miếu nhỏ được dân làng lập lên để thờ con vật có tên “con Cù”, gọi là Miễu Ông Cù.

– Đình Bưng Cù: Tên gọi này bắt nguồn từ Miễu Ông Cù được ông quan tổng Nguyễn Văn Thu người vùng chợ Tân Khánh và bà con 2 làng Tân Khánh và Phước Lộc xây lại một ngôi đình rộng rãi, khang trang hơn để thờ thần, thánh, tổ tiên, các bậc tiền bối.

– Đình Tân Phước Khánh: Tên gọi đặt theo tên phường Tân Phước Khánh. Đình thuộc làng Tân Khánh – Bà Trà, tổng Bình Thiện, huyện Bình An, tỉnh Thủ Dầu Một xưa. Nay là thị trấn Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Năm 1926, làng Tân Khánh và làng Phước Lộc sát nhập thành một và lấy tên là Tân Phước Khánh.

UBND phường Tân Phước Khánh tổ chức khánh thành Đền thờ Hùng Vương trong khuôn viên đình Bưng Cù với diện tích 500m2, kinh phí xây dựng trên 1 tỷ đồng. Số tiền xây dựng đền được UBND phường huy động người dân địa phương đóng góp. Việc xây dựng đền nhằm tưởng nhớ các vị vua Hùng đã có công dựng nước; góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho lớp trẻ.

dinh bung cu tan phuoc khanh

Chợ Tân Phước Khánh

cho tan phuoc khanh

Chợ Tân Phước Khánh nằm ở Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các liên kết để tiến hành tìm kiếm thông tin chi tiết về các công ty lân cận. 

Thứ Hai 05:00–23:00

Thứ Ba 05:00–23:00

Thứ Tư 05:00–23:00

Thứ Năm 05:00–23:00

Thứ Sáu 05:00–23:00

Thứ Bảy 05:00–23:00

Chủ Nhật 05:00–23:00

Giờ làm việc có thể thay đổi vào dịp Lễ, Tết.